Công Ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo

Cấp cứu: (0274) 730 6411 - 0332 363 655

Hotline: 082 884 5959 

Email: info@hoanhao-keimeikai.vn

Địa chỉ trụ sở chính

26/14 Kp. Bình Đường 2, Phường An Bình,

Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Theo dõi chúng tôi

Bệnh lý tăng tiết mồ hôi tay: Nguyên nhân và những điều cần biết

Kiến thức sức khỏe

Ngày: 02-05-2024

Tăng tiết mồ hôi là sự đổ mồ hôi quá nhiều hơn mức bình thường, có thể là tại chỗ hoặc lan tỏa toàn thân. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây bất tiện và suy giảm tự tin trong giao tiếp hàng ngày cho người mắc bệnh.

Bệnh lý tăng tiết mồ hôi là gì

Tuyến mồ hôi là một loại tuyến ngoại tiết, bao gồm những ống nhỏ nằm rải rác trên toàn bộ da bề mặt cơ thể. Có hai loại tuyến mồ hôi chính khác nhau về cấu trúc, chức năng, sản phẩm bài tiết, cơ chế bài tiết và phân bố giải phẫu, là tuyến Eccrine và Apocrine.

Tuyến mồ hôi eccrine được phân phối gần như khắp cơ thể người, với mật độ khác nhau, nhiều nhất ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, sau đó trên đầu, nhưng ít hơn ở thân và tứ chi. Bài tiết chủ yếu nước giúp làm mát cơ thể.

Tuyến mồ hôi apocrine chủ yếu phân bố ở nách và khu vực quanh quanh bẹn, sinh dục và hậu môn ở người, phát triển ở những vùng có nhiều nang lông. Chức năng làm mát không đáng kể, nhưng là tuyến mồ hôi hiệu quả duy nhất ở động vật có móng, chẳng hạn như lạc đà, lừa, ngựa và gia súc.

Các tuyến ráy tai (sản xuất ráy tai), các tuyến vú (sản xuất sữa) và các tuyến lông mi ở mí mắt là các tuyến mồ hôi apocrine biến đổi.

Các tuyến mồ hôi eccrine có liên quan đến chứng tăng tiết mồ hôi, mặc dù tuyến apocrine cũng có thể đóng một vai trò nào đó nhưng kém hơn.

Thông thường, các tuyến mồ hôi chỉ hoạt động mạnh nếu nhiệt độ môi trường cao, hay khi bạn bị sốt, tham gia các hoạt động thể chất cường độ cao hoặc trong trạng thái lo lắng, căng thẳng. Ở điều kiện thời tiết và thể chất bình thường, các dây thần kinh báo hiệu đổ mồ hôi sẽ không phát tín hiệu, do đó lượng mồ hôi tiết ra sẽ được kiểm soát.

Tăng tiết mồ hôi là sự đổ mồ hôi quá nhiều hơn mức bình thường, có thể là tại chỗ hoặc lan tỏa toàn thân.

(Hình ảnh: Phân loại 2 tuyến mồ hôi Eccrine và Apocrine)

Những nguyên nhân dẫn đến tăng tiết mồ hôi nguyên nhân tăng tiết mồ hôi

Y khoa chia nguyên nhân của tăng tiết mồ hôi thành hai nhóm chính là Tăng tiết mồ hôi khu trú nguyên phát và Tăng tiết mồ hôi toàn thân thứ phát.

1. Tăng tiết mồ hôi khu trú nguyên phát:

  • - Tăng tiết mồ hôi khu trú nguyên phát là một tình trạng da mãn tính. Đây là tình trạng tự phát không có nguyên nhân thực thể. Trong nhóm này, người bệnh gặp tình trạng tiết ra quá nhiều mồ hôi do kích thích quá mức từ các dây thần kinh đến tuyến mồ hôi.
  • - Một sự thay đổi di truyền (đột biến) gây ra tình trạng này. Bạn có thể kế thừa nó từ gia đình ruột thịt của bạn. Đây là loại tăng tiết mồ hôi phổ biến nhất. Thường ảnh hưởng đến nách, tay, chân và mặt của bạn. Nó có xu hướng bắt đầu trước 25 tuổi.

2. Tăng tiết mồ hôi toàn thân thứ phát:

Tăng tiết mồ hôi toàn thân là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều do tình trạng bệnh lý tiềm ẩn hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Một số ví dụ bao gồm bệnh cường giáp, bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh lý nhiễm trùng và các loại thuốc gây tăng tiết mồ hôi như Insulin, Levothyroxine, Lisinopril, Naproxen, Omeprazole, Sertralin.

Ảnh hưởng của tình trạng tăng tiết mồ hôi

Theo BS Dương Thành Phước, bản thân tăng tiết mồ hôi không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng nên được chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn. Một số tác động thường gặp của tình trạng tăng tiết mồ hôi đến người bệnh bao gồm:

  • - Ngại giao tiếp: Đổ mồ hôi quá nhiều khiến người bệnh trở nên tự ti, ngại giao tiếp với người xung quanh, đôi lúc, đánh mất cơ hội nghề nghiệp cũng như né tránh mở rộng các mối quan hệ xã hội chỉ vì mặc cảm với đôi bàn tay đẫm nước.
  • - Nhiễm trùng da: da ẩm ướt là “vùng” lý tưởng để các loại vi khuẩn, vi trùng, mụn cóc sinh sôi, đặc biệt ở những vùng da kín như bàn chân, nách, bẹn. Nếu chẳng may bị vết thương hở, bệnh nhân càng đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • - Nhiễm nấm: thường gặp ở vùng da bẹn.
  • - Bệnh nấm da chân: Đây là một bệnh nhiễm trùng do nấm phát triển ở bàn chân trong điều kiện ẩm ướt. Bệnh thường bắt đầu ở khe ngón chân, sau đó lan ra các vùng da khác.
  • - Mùi hôi: Bản thân mồ hôi không tạo ra mùi khó chịu. Mùi này có nguồn gốc từ những chất mà vi khuẩn trên da tạo ra khi chúng tiếp xúc với mồ hôi. Mồ hôi ở vùng nách và bộ phận sinh dục dễ tạo mùi cơ thể nhất. Bên cạnh đó, những bệnh nhân mang giày cả ngày cũng dễ toát ra mùi khó chịu.

Tìm gặp bác sĩ khi bạn gặp phải các triệu chứng sau

Đổ mồ hôi quá nhiều có thể là một triệu chứng của các tình trạng rất nghiêm trọng khác. Vì thế, nếu bạn gặp phải một trong các triệu chứng dưới đây, hãy đi khám để tìm nguyên nhân và can thiệp kịp thời:

  • - Đổ mồ hôi kèm theo sụt cân không chủ đích
  • - Đổ mồ hôi chủ yếu xảy ra trong lúc ngủ
  • - Đổ mồ hôi kèm theo sốt, đau ngực, tức ngực, khó thở và tim đập nhanh
  • - Đổ mồ hôi kéo dài không rõ nguyên nhân

Để được đăng kí khám và điều trị bệnh lý tăng tiết mồ hôi tay, bạn có thể điền thông tin vào form dưới đây hoặc đến thẳng các chi nhánh của hệ thống bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai từ 7h sáng tất cả các ngày trong tuần. Bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai khám thông tuyến BHYT, không phân biệt nơi đăng ký ban đầu.

Tin mới nhất

Kiến thức sức khỏe

Ngày: 15-02-2023

4 bước chăm sóc bàn chân hàng ngày cho người bị tiểu đường

Kiến thức sức khỏe

Ngày: 20-03-2023

5 triệu chứng bệnh gan không thể bỏ qua

Kiến thức sức khỏe

Ngày: 05-05-2023

Bạn đã chuẩn bị kinh phí như thế nào khi mang thai?

Đặt lịch hẹn cho công ty

Đặt lịch hẹn cho cá nhân