Công Ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo

Cấp cứu: (0274) 730 6411 - 0332 363 655

Hotline: 082 884 5959 

Email: info@hoanhao-keimeikai.vn

Địa chỉ trụ sở chính

26/14 Kp. Bình Đường 2, Phường An Bình,

Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Theo dõi chúng tôi

Hướng dẫn nhận biết Đái tháo đường thai kỳ cho mẹ bầu

Kiến thức thai kỳ

Ngày: 11-06-2024

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose trong cơ thể khi mang thai. Theo một số nghiên cứu, hơn 20% thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ ở Việt Nam. Các chuyên gia cũng cảnh báo, đái tháo đường thai kỳ không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm (tử vong chu sinh, sinh non…). Bởi vậy, các mẹ cần hiểu rõ, thực hiện tầm soát đái tháo đường thai kỳ để có thể phát hiện sớm điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cho một thai kỳ an toàn.

Những đối tượng cần tầm soát tiểu đường thai kỳ?

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào trong giai đoạn mang thai, thường không có triệu chứng nên khó phát hiện.

Theo BS CKI. Nguyễn Ngọc Lệ Thu, Trưởng khoa Sản – Bệnh viện Hoàn Hảo - Dĩ An, những đối tượng có nguy cơ mắc phải đái tháo đường thai kỳ và cần thực hiện tầm soát khi phát hiện có thai bao gồm:

  • - Béo phì: BMI >= 23
  • - Tiểu sử gia đình có người bị đái tháo đường
  • - Đái tháo đường ở thai kỳ trước
  • - Tiền căn sinh con > 4000 gram
  • - Từng sinh con thai chết lưu ở tuổi thai to, sảy thai liên tiếp.

Những trường hợp khác tầm soát từ tuần 24 đến 28 (tối đa 32 tuần).

Cách để biết mình có mắc phải bệnh lý đái tháo đường thai kỳ ?

Để biết mình có bị tiểu đường trong thời gian mang thai hay không? Nhất là các thai phụ có nguy cơ cao, nên thực hiện tầm soát đái tháo đường thai kỳ tại các cơ sở y tế, để được các bác sĩ hướng dẫn chế độ phù hợp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe. Các bước thực hiện thử đường huyết thai kỳ như sau:

*Lưu ý: Từ 22h đêm trước ngày thử đường nhịn ăn, chỉ uống nước lọc. Sáng khi thực hiện test dung nạp đường vẫn nhịn đói

  • - Bước 1: Lấy máu để đo Glucose (đường huyết) lúc đói
  • - Bước 2: Pha 75gram glucose (nước đường) trong 200ml nước, uống trong 3 – 5 phút. Lấy máu lần 2 để đo glucose trong máu sau khi thai phụ uống hết ly nước đường từ 1 – 2 giờ.
  • - Bước 3: Lấy máu lần 3: cách đúng 1 giờ sau lấy máu lần 2
  • - Bước 4: Đánh giá kết quả
    • Bình thường:
      • - Lúc đói: <= 5,1mmol/L
      • - Sau 1 giờ: <= 10 mmol/L
      • - Sau 2 giờ: <= 8,5 mmol/L
    • Bất thường:
      • - Nếu từ 2 kết quả vượt giới hạn trên là đái tháo đường thai kỳ
      • - Nếu 1 kết quả vượt giới hạn trên là rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ

Qua tầm soát, bác sĩ sẽ tư vấn giải đáp kỹ càng đến thai phụ có bệnh đái tháo đường thai kỳ, phác đồ điều trị phù hợp giúp thai phụ có hành trình mang thai an toàn.

Để giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về đái tháo đường thai kỳ, lớp tiền sản “Tầm soát và nhận biết bệnh đái tháo đường thai kỳ” được bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai tổ chức lúc 8:30, sáng Chủ nhật, ngày 23/06/2024. Tại chương trình, các mẹ sẽ được lắng nghe và tư vấn trực tiếp với BS CKI. Nguyễn Ngọc Lệ Thu để có thông tin, kiến thức về đái tháo đường thai kỳ, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra trong hành trình mang thai.

Đăng ký tham gia tại đây: bit.ly/dk-lophoctiensan

Tin mới nhất

Kiến thức sức khỏe|Kiến thức thai kỳ

Ngày: 11-07-2024

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ là tốt nhất ?

Kiến thức thai kỳ

Ngày: 21-05-2024

[6/5/24] Lớp tiền sản miễn phí – Đái tháo đường thai kỳ

Kiến thức thai kỳ

Ngày: 05-06-2024

Dấu Hiệu Chuyển Dạ và Nguy Cơ Sinh Non mẹ nên biết

Đặt lịch hẹn cho công ty

Đặt lịch hẹn cho cá nhân