Công Ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo

Cấp cứu: (0274) 730 6411 - 0332 363 655

Hotline: 082 884 5959 

Email: info@hoanhao-keimeikai.vn

Địa chỉ trụ sở chính

26/14 Kp. Bình Đường 2, Phường An Bình,

Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Theo dõi chúng tôi

"Nỗi ám ảnh" của hệ tiêu hóa mang tên bia rượu ngày Tết

Kiến thức sức khỏe

Ngày: 07-02-2024

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Dương Thành Phước - Khoa Nội, Bệnh Viện Đa Khoa Hoàn Hảo Kei mei Kai.

Cứ mỗi dịp sau Tết Nguyên đán, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo lại tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân đến thăm khám với các triệu chứng liên quan đến bệnh lý tiêu hóa, mà nguyên nhân chủ yếu đều đến từ việc sử dụng rượu bia quá nhiều trong những ngày tết.

Mỗi dịp Tết đến xuân về thì rượu bia luôn là đồ uống không thể thiếu. Khi đề cập tác hại của rượu bia mọi người thường nghĩ ngay đến tai nạn giao thông, bạo lực và rối loạn hành vi, hay ngộ độc rượu. Thực tế thì việc uống rượu bia còn mang đến tác hại đa dạng và phức tạp hơn. 
Thói quen sử dụng bia rượu với tần suất dày đặc, số lượng lớn trong dịp Tết còn gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan, viêm dạ dày cấp, viêm tuỵ cấp,.... 

 Vậy uống bao nhiêu để đảm bảo cho sức khỏe?
Trước đây, theo các chuyên gia, hiệp hội về sức khỏe trên thế giới khuyến cáo. Người lớn từ 21 tuổi hãy bắt đầu sử dụng rượu bia. Lượng bia, rượu được tiêu thụ mỗi ngày không quá 2 đơn vị cồn ethanol đối với nam và 1 đơn vị cồn đối với nữ giới (1 đơn vị cồn chứa 14 gram ethanol). Tương đương với 354 ml bia ( độ cồn 5%) hoặc 150 ml rượu vang (độ cồn 12%) hoặc 45 ml rượu mạnh (độ cồn 40%). Với tầm vóc và thể lực người Việt so với phương tây, có thể phải giảm thấp hơn các tiêu chuẩn này.

Ngày nay, các nghiên cứu mới cho thấy nguy cơ phát triển ung thư tăng lên đáng kể khi tiêu thụ nhiều rượu hơn. Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất hiện có chỉ ra rằng một nửa số bệnh ung thư do rượu ở Khu vực Châu Âu của WHO là do uống rượu ở mức “nhẹ” và “vừa phải” - dưới 1,5 lít rượu hoặc dưới 3,5 lít bia hoặc dưới 450 ml rượu mạnh mỗi tuần. Kiểu uống rượu này là nguyên nhân gây ra phần lớn bệnh ung thư vú do rượu ở phụ nữ, với gánh nặng cao nhất được quan sát thấy ở các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU). Tại EU, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu - với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng - và phần lớn các trường hợp tử vong liên quan đến rượu là do các loại ung thư khác nhau.

Do vậy không có mức độ tiêu thụ rượu nào là an toàn cho sức khỏe của chúng ta.

Làm thế nào để giảm bớt nỗi lo tiêu hóa do rượu bia vào dịp Tết?
Rượu bia ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ dạ dày, nếu chúng ta uống rượu bia khi đói, rượu sẽ đi thẳng vào máu. Theo thống kê, những người thường xuyên uống rượu bia khi đói có thể dẫn đến tình trạng viêm loét, chảy máu dạ dày. Thực tế có 20% lượng cồn được hấp thu vào máu thông qua dạ dày và 80% lượng còn lại sẽ hấp thụ thông qua ruột non. Ngoài ra, một số trường hợp uống nhiều rượu bia, đặc biệt rượu có xuất xứ không đảm bảo an toàn có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc methanol, rối loạn thị lực, hôn mê và thậm chí là suy đa tạng.

Hạn chế uống rượu bia có lẽ là một trong những thông điệp được nhắc đi nhắc lại trong hầu hết các hoạt động xã hội. Nên nhớ khi đã sử dụng rượu thì không có ngưỡng nào là an toàn, Bằng chứng cho thấy dù chỉ uống một lượng rất nhỏ rượu bia cũng có thể gây ra những nguy cơ và hậu quả nhất định cho sức khỏe. Việc uống rượu bia ngày tết là điều không thể thiếu, tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, chúng ta cần có ý thức khi sử dụng rượu bia:

  • - Kiểm soát lượng rượu bia uống vào ở mức nguy cơ thấp nhất có thể trong một lần uống, khi cơ thể cảm thấy đã dung nạp đủ lượng bia rượu thì cần dừng lại ngay.
  • - Chỉ sử dụng rượu bia có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và phải đảm bảo chất lượng; Không uống rượu bia ngâm với các loại lá cây, rễ cây, nội tạng động vật nhưng không được xác định rõ độc tính, không uống những loại rượu được ngâm theo kinh nghiệm cá nhân;
  • - Không uống rượu lúc đói sẽ kích ứng dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Vì thế, trước khi uống rượu bia nên ăn lót dạ bằng một bữa nhẹ giúp hạn chế hấp thu cồn vào máu, uống nước lọc, nước hoa quả, nước súp, nước canh, đặc biệt nên ăn rau xanh có tác dụng giảm nồng độ cồn có trong rượu;
  • - Đặc biệt, trong khi uống rượu bia thì không nên nạp thức uống này nhanh và nhiều trong thời gian ngắn. Bởi một lượng cồn lớn bất ngờ "đổ bộ" vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động mạnh tới não bộ, dẫn tới tình trạng choáng và dễ say hơn. Nạp rượu bia ồ ạt cũng sẽ khiến các cơ quan có chức năng thanh lọc trong cơ thể quá tải và tổn hại, dẫn đến sốc, ngộ độc;
  • - Không uống nhiều rượu bia trong một ngày, kể cả uống mỗi nơi một ít, uống rải rác trong ngày. Khi uống rượu bia xong nên uống cốc nước lọc, ăn chút tinh bột, chất đạm sẽ làm quá trình hấp thu của rượu chậm lại. Để người uống rượu bia đỡ say hơn, có thể ăn thêm hoa quả như bưởi, cam giúp kìm hãm quá trình hấp thu rượu bia vào cơ thể.

 

Rượu, bia là đồ uống không thể thiếu trong các dịp Lễ Tết. Tuy nhiên, để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa, bạn chỉ nên uống với một lượng vừa phải, chọn loại rượu bia rõ nguồn gốc và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình vì một cái tết đầm ấm và khỏe mạnh nhé.

Tin mới nhất

Kiến thức sức khỏe

Ngày: 09-02-2023

Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân tiểu đường

Kiến thức sức khỏe

Ngày: 01-06-2023

Ra mắt phòng gia đình chuẩn Nhật – tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc yêu thương

Kiến thức sức khỏe

Ngày: 04-08-2021

HOÀN HẢO KEIMEIKAI RA MẮT DỊCH VỤ KHÁM BỆNH TỪ XA

Đặt lịch hẹn cho công ty

Đặt lịch hẹn cho cá nhân