Khoa Hồi sức Tích Cực, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo Kei Mei Kai đã ghi nhận trường hợp hậu “ăn tết”, chàng trai sinh năm 2001 phải nhập viện cấp cứu với biểu hiện cơ thể mệt mỏi, mất sức, không thể tự ngồi, khó thở, ói liên tục, kèm theo tụt huyết áp. Bệnh nhân được chẩn đoán nhập viện do Tăng đường huyết, đái tháo đường Tuyp 1, tổn thương thận cấp.
Bệnh nhân cho biết vốn mắc bệnh đái tháo đường nhưng do đặc thù công việc phải đi tiếp khách thường xuyên nên anh cũng chủ quan, không thường xuyên theo dõi và thăm khám, việc uống thuốc, hay chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng không điều độ. Anh đã có biểu hiện khát nước, uống nhiều nước, cơ thể mệt mỏi, mất sức, nôn ói, đi tiểu nhiều trong nhiều ngày trước đó. Đến tối ngày mùng 8 tết anh vẫn phải đi tiếp khách, và sáng mùng 9 đã phải nhập viện cấp cứu vì cơ thể đã không thể tự ngồi dậy được.
Trực tiếp điều trị cho người bệnh, bác sĩ CKI. Nguyễn Đức Sơn, Khoa ICU - Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Hảo Kei Mei Kai cho biết, thông thường chỉ số Cảnh Báo của người mắc bệnh tiền đái tháo đường là “ 126 mg/dL(7 mmol/L)” thử khi đói, nhưng với trường hợp của anh Thuận, chỉ số đường huyết của anh đã lên tới “852 mg/dL” kèm theo tình trạng mất nước nghiêm trọng, tổn thương thận cấp, nhịp thở bất thường và rối loạn tiêu hóa, ... Nguyên nhân là do tăng đường huyết, nhiễm ceton acid.Thời gian xử trí được tính bằng phút, nếu chậm trễ, nguy cơ xảy ra hôn mê, suy hô hấp ở người bệnh càng tăng.
Sau khi được điều trị kịp thời, đến ngày thứ 3 thì tình trạng đường huyết của bệnh nhân đã ổn định hơn, xuống ở mức an toàn là “133 mg/dL”, cơ thể đã khỏe đi lại được, hết tình trạng mệt mỏi, ói…Bệnh nhân đã được xuất viện sau 4 ngày điều trị với hướng dẫn kỹ lưỡng từ bác sĩ.
Bệnh nhân cũng chia sẻ thêm, trước khi ra viện đã được các bác sĩ dặn dò và hướng dẫn kỹ từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và những thói quen sinh hoạt khác, vì đặc thù công việc hay phải tiếp khách nhưng giờ đã có bệnh, nên anh sẽ cố gắng dưỡng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đừng “phớt lờ” lời cảnh báo của cơ thể.
Bác sĩ CKI. Nguyễn Đức Sơn cảnh báo, độ tuổi của bệnh lý Đái tháo đường ngày càng trẻ hóa kèm theo những biến chứng nguy hiểm đang diễn biến âm thầm, nhưng khi đã phát ra thành biểu hiện thì đã rơi vào mức độ nặng. Những biểu hiện cần chú ý bao gồm: Khát nước thường xuyên, cơ thể mệt mỏi, tiểu nhiều, khô miệng, ăn nhiều nhưng lại nhanh đói, sụt cân bất thường, vết trầy xước lâu lành, mắt mờ đột ngột hoặc mờ từ từ, …
Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên tầm soát tiểu đường theo định kỳ, hoặc ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trên, bạn cần đi khám sức khỏe để được bác sĩ tư vấn điều trị, điều chỉnh đường huyết.
Điều quan trọng nữa, người đã mắc tiểu đường lâu năm không nên chủ quan trong việc dùng thuốc điều trị. Người bệnh cần ăn uống, tập thể dục theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ để duy trì mức đường huyết luôn ở trạng thái ổn định. Tránh để tình trạng diễn biến nghiêm trọng, đe dọa đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tâm lý, có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Nhằm cung cấp những thông tin chính thống chuẩn Y khoa về bệnh lý Đái tháo đường để người dân có đủ kiến thức bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, Bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai – Thuận An tổ chức hội thảo “Tầm soát tiểu đường – Nâng cao cuộc sống” với sự chia sẻ của BS CKI Trịnh Hồng Phúc, Ths. BS Châu Thị Trang – Chuyên khoa Nội – Bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai – Thuận An. Vào lúc 8h00, nggày 6/3/2024.
Các bạn hãy nhanh tay đăng ký tham gia & hỏi đáp cùng bác sĩ thông qua link sau: https://bit.ly/BVHH-chamsocsuckhoe-24