(0274) 730 6411 - Emergency 24/7
(02743) 72 59 59 59 - Customer Service

 

Headquarter

26/14 Kp. Bình Đường 2, Phường An Bình,

Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Follow us

4 bước chăm sóc bàn chân hàng ngày cho người bị tiểu đường

Health News

date: 15-02-2023

Kiểm soát đường huyết không ổn định của bệnh nhân đái tháo đường sẽ dẫn đến các bệnh lý về thần kinh hoặc mạch máu ngoại vi có thể xảy ra: lở loét, viêm sưng, ….  nếu không điều trị kịp thời có nguy cơ cắt cụt chi cao gấp 10 - 15 so với người bình thường.

Tuy nhiên, hầu hết các tổn thương này đều có thể phòng ngừa được nếu người bệnh biết cách chăm sóc biến chứng loét tiểu đường. Sau đây là những bước chăm sóc bàn chân cơ bản cho người bị tiểu đường:

Kiểm tra chân hàng ngày

Bệnh nhân nên chọn một thời điểm cố định trong ngày và chọn nơi có ánh sáng tốt để kiểm tra bàn chân để phát hiện sớm những thay đổi bất thường. Có thể nhờ người thân kiểm tra giúp những vị trí khó nhìn thấy.

  • + Cần kiểm tra kỹ kẽ chân, kẽ móng xem có các vết xước, vết chai sạn, vết rộp, …
  • + Kiểm tra các vùng xuất hiện các vết da khô, nứt nẻ hay bị căng khi sờ vào
  • + Kiểm tra sự phát triển của móng chân có sự bất thường không.
  • + Nếu phát hiện các vết thương có dấu hiệu chảy máu, nhiễm trùng, xuất hiện mủ hoặc các đốm đen, … người bệnh cần tái khám, xin tư vấn bác sĩ và bổ sung thuốc nếu cần
  • + Không nên tự ý dùng các dụng cụ sắc nhọn để loại bỏ mảng chai ở chân vì có thể làm tổn thương bàn chân.

Vệ sinh bàn bàn chân

  • + Rửa và khử trùng vết thương bằng nước muối sinh lý tối thiểu 2 ngày/lần, lau khô nhẹ nhàng và không cọ xát mạnh.
  • + Sử dụng xà phòng pha loãng, nhẹ và nước ấm để rửa chân mỗi ngày, lau khô nhẹ nhàng.
  • + Sử dụng bông gạc vô trùng để băng bó vết thương, không nên băng quá chặt.

Nếu da khô hãy dùng kem dưỡng ẩm

Bàn chân có da khô, nứt nẻ nên thoa kem dưỡng ẩm làm mềm da:

  • + Nên thoa kem dưỡng lên gót, mu bàn chân và lòng bàn chân
  • + Không nên thoa kem ở các kẽ chân, vì có thể dẫn đến nhiễm trùng

Cắt và mài móng chân

  • + Người bệnh đái tháo đường không nên để móng chân dài, có góc cạnh sắc nhọn dễ gây xước, chảy máu bàn chân hoặc các tai nạn do móng chân gây ra.
  • + Cắt móng chân ngang và sử dụng dũa mài nhẵn, thực hiện nhẹ nhàng. Đối với người lớn tuổi móng chân thường dày, cắt từ từ.
  • + Không nên lấy khoé móng chân vì có thể gây tổn thương ngón chân.

Ngoài các bước chăm sóc hàng ngày, bệnh nhân tiểu đường cũng nên lưu ý bảo vệ trong mọi hoạt động để tránh các tổn thương ngoài. Cụ thể:

Bảo vệ chân với giày và tất

Bệnh nhân tiểu đường không nên đi chân đất khi đi ra ngoài, nên mang giày dép đi lại trong nhà, điều này không chỉ tránh bụi bẩn mà giảm nguy cơ va chạm với vật cứng gây tổn thương, nhiễm khuẩn.

  • + Không nên mang dép kẹp vì có thể gây các biến chứng lở loét ở giữa ngón cái và ngón thứ 2
  • + Không nên mang giày quá chật vì dễ gây các vết phồng rộp ở da, luôn mang tất khi cần mang giày để tránh phồng chân
  • + Không để chân ẩm bởi thời tiết; thay tất sạch và khô mỗi ngày

Cách chọn giày:

  • + Lựa chọn giày phải kín ngón và gót, giày bằng da mềm mại, bên trong không bị gồ ghề.
  • + Đảm bảo giày rộng hơn ít nhất 1,3 cm so với bàn chân, nên thử giày vào buổi chiều

Luôn giữ cho mạch máu được lưu thông

  • + Nâng cao chân bằng 1 chiếc ghế khi ngồi
  • + Không ngồi bắt chéo chân trong thời gian quá lâu
  • + Không đi những đôi tất chật hoặc thắt nút quanh cổ chân
  • + Cử động ngón chân và mắt cá chân trong 5 phút với 2 - 3 lần trong ngày

Tập thể dục thường xuyên

Lựa chọn các bài tập thể dục (đi bộ, đạp xe, bơi lội, … ) thực hiện thường xuyên giúp máu lưu thông tốt hơn cũng như tăng cường sức khỏe. Bạn có thể đến bác sĩ theo dõi điều trị tiểu đường và tư vấn lựa chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe.

Các bác sĩ khoa Nội, Bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai khuyến cáo, khi có các biến chứng tiểu đường: lở loét, xước da, …  người bệnh không nên tự xử lý tại nhà mà phải đến cơ sở y tế chuyên sâu để kịp xử lý & điều trị và hướng dẫn chăm sóc tránh các biến chứng nặng hơn.

Hiện nay, bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai sử dụng máy xét nghiệm HbA1c tiên tiến đến từ Nhật Bản, với tốc độ phân tích và độ chính xác hàng đầu thế giới, giúp phát hiện sớm tình trạng bệnh tiểu đường, phân loại chính xác type tiểu đường. Cùng với bác sĩ hàng chục năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ xây dựng chế độ dinh dưỡng và hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường nhằm giảm thiểu các nguy cơ biến chứng do tiểu đường gây ra.

Lastest News

Health News

date: 15-03-2024

Đường huyết trên 130mg/dl nghĩa là gì? Có nguy hiểm không?

Health News

date: 23-04-2024

Khám sức khỏe doanh nghiệp theo thông tư mới nhất

Health News|Kiến thức thai kỳ

date: 11-07-2024

Những tư thế cho trẻ bú đúng cách, mẹ nên biết?

Make an Appointment for company

Make an Appointment for patient