Viêm xoang là một bệnh phổ biến ở nước ta với đặc trưng của khí hậu nóng ẩm. Tình trạng bệnh càng phổ biến tại các thành phố lớn do tình trạng ô nhiễm, khói bụi. Bệnh gây khó chịu cho người bệnh và có những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Các loại bệnh viêm xoang thường gặp (theo vị trí)
Viêm xoang hàm trên: Các xoang hàm trên nằm ở vị trí phía sau xương gò má và là xoang cạnh mũi lớn nhất trong các xoang mặt. Biểu hiện là những cơn đau nhức vùng mặt, sưng quanh mắt và má, đôi khi xuất hiện tình trạng đau đầu.
Viêm xoang sàng: Xoang sàng nằm sâu trong hốc mũi, phía sau mặt nên những biểu hiện viêm cũng không rõ ràng. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức đầu ở vùng gáy, bị chảy dịch mủ và ho kéo dài.
Viêm xoang trán: Nằm ở vùng trán, khi bị nhiễm trùng hoặc sưng, xoang trán sẽ gây tình trạng đau nhức vùng giữa trán lan sang thái dương. Ở giai đoạn nặng, xuất hiện tình trạng đau vùng hốc mắt.
Viêm xoang bướm: Xoang bướm nằm trong thân của xương bướm, gồm có 6 thành: thành trước, thành sau, thành trên, thành dưới và hai thành bên.
Viêm đa xoang: Viêm đa xoang là quá trình viêm niêm mạc của một hoặc nhiều xoang cùng lúc do nhiễm khuẩn từ một xoang lan sang các xoang khác, dị ứng, môi trường ô nhiễm, cấu trúc giải phẫu bất thường, cơ thể suy giảm đề kháng, …
Đặc biệt, viêm xoang cấp tính xảy ra do nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp trên với các triệu chứng giống như cảm lạnh nên thường bị bỏ qua và không được điều trị đúng cách. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tình trạng viêm xoang có thể kéo dài. Nếu tình trạng viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần, đồng nghĩa với việc người bệnh đã chuyển sang viêm xoang mãn tính (viêm xoang mạn).
Để phòng ngừa bệnh viêm xoang hiệu quả, tại hội thảo về bệnh lý Viêm xoang mới được phối hợp tổ chức bởi phòng khám Hoàn Hảo Kei Mei Kai và công ty cổ phần tập đoàn Merap, BS CKI. Lê Ngọc Vỹ có một số lưu ý như sau:
Đối với người lớn:
- - Phòng tránh nhiễm trùng đường hô hấp trên: hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh, rửa tay đúng cách trước mỗi bữa ăn, giữ ấm cơ thể.
- - Tránh xa môi trường khói thuốc và không khí ô nhiễm.
- - Hạn chế yếu tố gây dị ứng đường hô hấp như lông chó mèo, phấn hoa, nước hoa, …
- - Sử dụng máy tạo độ ẩm để thêm độ ẩm vào không khí. Lưu ý, vệ sinh thường xuyên máy để duy trì tình trạng máy luôn sạch và không có nấm mốc sinh sôi.
Đối với trẻ em:
- - Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách, đúng liều lượng bằng dung dịch nước muối (dạng xịt hoặc nhỏ)
- - Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí trong phòng quá khô.
- - Hạn chế tối đa việc trẻ hít phải khói thuốc hay các tác nhân gây dị ứng cho trẻ. Không để trẻ tiếp xúc gần với người bị cảm lạnh hoặc người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- - Hạn chế cho trẻ đi bơi/ lặn quá lâu ở các hồ bơi chứa clo để không gây kích ứng mũi và xoang của trẻ.
- - Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước.
- - Tuân thủ việc tiêm chủng cho trẻ đúng lịch, đặc biệt là tiêm vắc xin ngừa cúm và các bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế cầu…).
Đặc biệt, khi có các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài, cần đến khám và điều trị đúng cách tại các chuyên khoa Tai – Mũi – Họng.