(0274) 730 6411 - Emergency 24/7
(02743) 72 59 59 59 - Customer Service

 

Headquarter

26/14 Kp. Bình Đường 2, Phường An Bình,

Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Follow us

Các phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi tay

Health News

date: 02-05-2024

Để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ khám và khai thác bệnh sử và có thể yêu cầu bạn thực hiện một cận lâm sàng. Có nhiều phương pháp điều trị tuy nhiên mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và lựa chọn của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhất.

Một số câu hỏi khai thác tiền sử bệnh thường gặp bao gồm: Thời điểm mồ hôi đổ nhiều; vị trí mồ hôi thường tiết nhiều ở đâu, có đổ mồ hôi trong lúc ngủ không; ảnh hưởng của tình trạng tăng tiết mồ hôi tới sinh hoạt hàng ngày của bạn... Đồng thời bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm sinh hóa máu hoặc hình ảnh học như siêu âm để tìm nguyên nhân thứ phát gây tăng tiết mồ hôi nếu có.

Hiện nay, một số phương pháp phổ biến để điều trị tăng tiết mồ hôi bao gồm: Sử dụng thuốc không kê đơn, sử dụng thuốc có kê đơn, tiêm botox, phương pháp điện chuyển ion, phương pháp sử dụng dụng cụ phát laser, vi sóng và phẫu thuật. Ngoài ra, BS Dương Thành Phước, Bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai giới thiệu thêm 1 số biện pháp phòng ngừa tình trạng tăng tiết mồ hôi.

 Phương pháp dùng thuốc không kê đơn

  • - Thuốc có chứa thành phần Aluminum Zirconium (Muối nhôm): khi gặp nước được tiết ra tuyến mồ hôi, hình thành phức hợp kết tủa làm bít lỗ tiết của tuyến mồ hôi. Lưu ý dùng khi bề mặt da được vệ sinh sạch và khô.
  • - Dùng ngày 1-2 lần.

  • - Ra nhiều mồ hôi tay có thể sử dụng dạng lotion, dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ và ban ngày 1-2 lần, tùy chế phẩm.
  • - Aluminum cloride 12% thoa trước khi đi ngủ.

Phương pháp dùng thuốc có kê đơn trong điều trị tăng tiết mồ hôi tay

- Chế phẩm dùng ngoài da chứa Aluminum cloride 20 % dùng cho nách, da đầu, lòng bàn tay, chân. Làm khô da trước khi bôi. Ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ trong 3 ngày đầu. Sau đó 1-2 tuần/ lần tùy mức độ. Mang áo hoặc bao tay, chân. Rửa sạch vào sáng hôm sau. Trong thời gian dùng thuốc không được sử dụng bất kỳ một thuốc khử mùi hoặc thuốc giảm tiết nào khác.

- Thuốc uống: Robinul (glycopyrolate), thuốc ức chế Acetylcholine… chỉ định trong tăng tiết mồ hôi toàn thân, tuy nhiên thuốc có nhiều tác dụng phụ do tác dụng toàn thân.

Phương pháp Tiêm Botox (BOTULINUM TOXIN)

Theo các bác sĩ bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai, tiêm botox thường được sử dụng với trường hợp tăng tiết mồ hôi ở nách, tương tự như công nghệ điện chuyển ion, việc tiêm botox thường được sử dụng sau khi muối nhôm kém hiệu quả. Tiêm botox ngăn chặn các dây thần kinh kích thích tuyến mồ hôi, và thường có tác dụng kéo dài vài tuần đến vài tháng trước khi phải tiêm nhắc lại. Việc hoại tử và viêm tắc tuyến mồ hôi gây đau và nhiễm trùng cũng có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp này.

Hiện tại Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chỉ thông qua việc tiêm botox ở vùng nách.

Ứng dụng công nghệ điện chuyển ion (Iontophoresis) trong điều trị tăng tiết mồ hôi

Với công nghệ điện chuyển ion, người bệnh đặt tay hoặc chân vào một tấm nước và một dòng điện yếu chạy qua nước, kích hoạt ion giúp ngăn chặn các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức.

Phương pháp này không gây đau đớn nhưng dòng điện có thể gây khó chịu nhẹ, trong thời gian ngắn và kích ứng da. Mỗi lần thực hiện thủ thuật iontophoresis kéo dài từ 20-30 phút và thường sẽ cần thực hiện từ 2 - 4 lần/tuần. Các triệu chứng sẽ bắt đầu cải thiện sau 1 - 2 tuần, sau đó sẽ phải điều trị thêm trong mỗi khoảng thời gian từ 1 - 4 tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Phương pháp sử dụng dụng cụ phát Laser, vi sóng

Bác sỹ chuyên khoa Da liễu sẽ dùng một số thiết bị chuyên dụng phá hủy các tuyến mồ hôi, bã nhờn.

Phẫu thuật điều trị Tăng tiết mồ hôi

Khi các biện pháp ít xâm lấn trên thất bại hoặc gây tác dụng phụ khiến quá trình điều trị không thể tiếp tục, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi đốt hạch giao cảm cho bệnh nhân.

Nguy cơ tăng tiết mồ hôi bù trừ ở vùng khác, có thể gặp trong 6 tháng đầu sau phẫu thuật.

Các biện pháp biện pháp phòng ngừa

Theo các bác sĩ bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn có thể kết hợp một số giải pháp tại nhà để giúp giảm tiết mồ hôi:

  • - Mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát, chọn chất liệu vải nhẹ, thoáng khí như cotton, lụa…
  • - Mang theo một chiếc áo dự phòng nếu bạn tập thể dục hoặc di chuyển ngoài trời nắng nóng.
  • - Để tránh mồ hôi chân đổ nhiều toát mùi khó chịu, hãy mang loại tất có khả năng hút ẩm tốt.
  • - Tắm từ 1-2 lần mỗi ngày bằng xà phòng diệt khuẩn. Việc làm này giúp kiểm soát vi khuẩn thường trú trên làn da tiết mồ hôi của bạn.
  • - Sử dụng miếng lót cho vùng nách và lót giày để hỗ trợ thấm mồ hôi.
  • - Hạn chế các loại thực phẩm cay cũng như đồ uống có cồn và cafein vì chúng kích thích mồ hôi tiết nhiều hơn.

Để được đăng kí khám và điều trị bệnh lý tăng tiết mồ hôi tay, bạn có thể điền thông tin vào form dưới đây hoặc đến thẳng các chi nhánh của hệ thống bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai từ 7h sáng tất cả các ngày trong tuần. Bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai khám thông tuyến BHYT, không phân biệt nơi đăng ký ban đầu.

Lastest News

Health News

date: 15-04-2024

4 lý do khiến làn da “chăm hoài vẫn không đẹp lên được"

Health News

date: 07-02-2024

Chế độ dinh dưỡng người tiểu đường ngày Tết

Health News|Tiêm chủng

date: 26-04-2023

Những điều ba mẹ cần biết trước và sau khi tiêm chủng cho trẻ

Make an Appointment for company

Make an Appointment for patient