(0274) 730 6411 - Emergency 24/7
(02743) 72 59 59 59 - Customer Service

 

Headquarter

26/14 Kp. Bình Đường 2, Phường An Bình,

Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Follow us

Hội chứng ống cổ tay: Cách nhận biết và điều trị

Health News|Cơ - Xương khớp

date: 14-05-2024

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng gây đau, gây tê bì bàn tay ở một hay cả hai bên.Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và công việc hàng ngày. Vì vậy, việc nhận biết sớm, điều trị sớm là rất quan trọng để cải thiện triệu chứng và phục hồi chức năng cho người bệnh.

Hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay (tiếng Anh là Carpal Tunnel Syndrome) là tình trạng bệnh lý chèn ép dây thần kinh ngoại biên hay gặp. Hội chứng này, xảy ra khi thần kinh giữa bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay(đây là một lối đi khá chật hẹp, trong đó có dây thần kinh giữa, các mạch máu và các gân gấp ngón tay). Hậu quả của việc chèn ép là gây viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, khiến người bệnh  khó chịu.

Hiện nay, số người mắc hội chứng này đang tăng lên do nhu cầu công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay ngày càng nhiều.

Hình ảnh tổn thương của hội chứng ống cổ tay

Các nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là hệ quả của sự kết hợp nhiều yếu tố gây ra. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ và người già có tỷ lệ cao mắc phải bệnh lý này. Các nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay bao gồm:

  • - Di truyền: Đây có thể là một yếu tố quan trọng. Đường hầm ống cổ tay có kích thước nhỏ hơn ở một số chủng tộc hoặc có sự khác biệt về mặt giải phẫu làm thu hẹp không gian, khiến cho dây thần kinh giữa dễ bị chèn ép hơn.
  • - Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp ba lần so với nam giới, do nhìn chung họ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn nam giới.
  • - Sử dụng tay lặp đi lặp lại: Lặp đi lặp lại cùng một chuyển động của bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài có thể làm tổn thương các gân ở cổ tay, gây sưng viêm và gây áp lực lên dây thần kinh.
  • - Vị trí tay và cổ tay: Thực hiện các hoạt động cần phải uốn cong, gập duỗi quá mức bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh.
  • - Thai kỳ: Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây sự ứ đọng dịch làm tăng lượng dịch trong ống cổ tay, dẫn đến tăng áp lực kẽ trong ống cổ tay gây chèn ép thần kinh giữa.

Các bệnh lý đi kèm:

  • - Bệnh gout: Do sự lắng đọng tinh thể urat trong gân gấp gây phì đại gân, hoặc tình trạng viêm phì đại bao gân gấp do gout cũng gây ra chèn ép thần kinh giữa.
  • - Suy giáp: Nguyên nhân là do sự tích tụ Myxedemateous mô trong dây chằng cổ tay ngang.
  • - Viêm khớp dạng thấp: Gây ra viêm bao gân/màng hoạt dịch dẫn đến phù nề và ứ dịch trong bao gân gấp.
  • - Chạy thận nhân tạo định kỳ: Bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn có liên quan tới tăng ure máu.

Sau tổn thương cổ tay: Do viêm khớp, viêm dây chằng, viêm đơn dây, đa dây thần kinh hay cả các chấn thương cổ tay, chẳng hạn như trật khớp, gãy xương. Những điều này làm thay đổi không gian trong ống cổ tay và gây áp lực lên dây thần kinh giữa.

Biểu hiện của hội chứng ống cổ tay

Nếu đột nhiên bạn cảm thấy tê, ngứa ran hoặc yếu tay và tình trạng này càng ngày càng nặng dần theo thời gian, hãy nghĩ đến hội chứng ống cổ tay đầu tiên.

  • - Rối loạn cảm giác: Bệnh nhân thường thấy tê bì, ngứa ran bàn tay, đau buốt như bị kim châm hay bỏng rát ở vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út. Các biểu hiện thường nặng lên vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ, mất ngủ. Hay như khi gấp, ngửa, tỳ cổ tay khi đi xe máy hoặc đánh máy cũng làm cảm giác tê, đau tăng lên. Triệu chứng sẽ giảm đi khi được nghỉ ngơi hay xoa bóp.
  • - Rối loạn vận động: Thường xuất hiện vào giai đoạn muộn của bệnh khi đã trở nặng, dẫn đến tình trạng teo, yếu liệt các cơ do thần kinh giữa chi phối. Một số biểu hiện hay gặp như: cầm nắm đồ vật khó, cài cúc áo, sử dụng điện thoại, các động tác đòi hỏi sự khéo léo giảm đi, hay làm rơi đồi vật.

Biến chứng của hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có thể diễn ra từ mức độ nhẹ, trung bình đến mức độ nặng. Lúc đầu, triệu chứng đau xuất hiện và chấm dứt sau vài ngày, sau đó bạn có thể vận động bình thường. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau trở nên dữ dội và liên tục, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Tình trạng chèn ép thần kinh giữa kéo dài sẽ dẫn đến hẹp ống cổ tay, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, thậm chí có thể gây teo cơ (liệt cơ vùng mô cái), giảm chức năng vận động bàn tay.

Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay

Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng nhưng để chẩn đoán xác định nên tiến hành phương pháp đo điện thần kinh và siêu âm.

Triệu chứng lâm sàng:

  • - Tê bì hoặc dị cảm đau ở bàn tay và các ngón thuộc chi phối của dây giữa (ngón I, II, III, và 1/2 của ngón IV) và gan bàn tay tương ứng với các ngón đó. Đau tăng về đêm hoặc khi gấp duỗi cổ tay nhiều lần.

  • - Teo cơ ô mô cái xảy ra ở giai đoạn muộn

  • - Dấu hiệu Tinel dương tính: Gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay
  • - Dấu hiệu Phalen dương tính: Khi gấp cổ tay tối đa (đến 90º) trong thời gian ít nhất là 1 phút gây cảm giác tê tới các đầu ngón tay.
  • - Nghiệm pháp Durkan: Khi ấn vào vị trí giữa nếp gấp cổ tay bệnh nhân thấy tê bì, đau tăng theo vùng phân bố thần kinh giữa (ngón ngón I, II, III, và 1/2 của ngón IV).

Cận lâm sàng:

  • - Đo điện cơ: Tốc độ đo dẫn truyền cảm giác, vận động dây giữa bị chậm lại (< 50m/s) ở cổ tay.
  • - Siêu âm: Xác định tình trạng viêm dây thần kinh giữa dựa vào kích thước thiết diện cắt ngang trên siêu âm
  • - X- quang cổ tay: có vai trò trong việc loại trừ các bệnh lý khác ở cổ tay cũng gây đau tương tự hoặc tìm nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay.

Điều trị hội chứng ống cổ tay

Điều trị nội khoa:

  • - (1) Đeo nẹp cổ tay: đeo nẹp để cố định cổ tay ngay cả trong lúc ngủ để giảm triệu chứng. Đặc biệt ở phụ nữ có thai thì đeo nẹp là lựa chọn hàng đầu để điều trị;
  • - (2) Dùng thuốc kháng viêm giảm đau non-steroid (NSAIDs), có thể tiêm steroid vào ống cổ tay…
  • - (3)Khi bệnh chưa quá nghiêm trọng, có thể áp dụng vật lý trị liệu để cải thiện trước khi phải can thiệp phẫu thuật.

Điều trị phẫu thuật:

Thường được dùng khi các biện pháp điều trị nội khoa không đáp ứng, bệnh vẫn còn đau và sinh hoạt còn khó khăn. Phẩu thuật giải phóng thần kinh giữa có thể thực hiện nhanh chóng và bệnh nhân sẽ phục hội sinh hoạt và làm việc sớm.

Kết luận:

Nếu phát hiện những dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay, cần đến Bệnh viện Đa khoa Hoàn Hảo để được khám và điều trị sớm để dự phòng biến chứng. Việc chẩn đoán đơn giản, nhanh gọn bằng các xét nghiệm phù hợp. Ðiều trị sớm giúp phục hồi nhanh chóng, nếu để muộn có thể teo cơ và hạn chế vận động bàn tay

Lastest News

Health News

date: 28-08-2023

Bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai đưa vào hoạt động Trung tâm Nội Soi – Công nghệ Nhật Bản

Health News|Da liễu

date: 03-05-2024

Mụn trứng cá và những cách điều trị an toàn

Health News

date: 26-08-2021

HOÀN HẢO KEIMEIKAI RA MẮT DỊCH VỤ GIAO THUỐC TẠI NHÀ

Make an Appointment for company

Make an Appointment for patient