(0274) 730 6411 - Emergency 24/7
(02743) 72 59 59 59 - Customer Service

 

Headquarter

26/14 Kp. Bình Đường 2, Phường An Bình,

Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Follow us

Phòng bệnh cho người mắc bệnh tiểu đường khi nhiệt độ thay đổi bất thường

Health News

date: 22-02-2023

Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường ngoài đảm bảo các chế độ ăn uống, rèn luyện, uống thuốc và tái khám định kỳ, cần lưu ý đến những ảnh hưởng bởi sự thay đổi thất thường của thời tiết có thể dẫn đến các tổn thương như: tăng/hạ đường huyết, đột quỵ, đau tim…

Thời tiết nóng ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân tiểu đường?

Kiệt sức

Thời tiết nóng khiến bệnh nhân đái tháo đường gặp khó khăn khi tập thể dục, thể thao; lượng đường trong máu dễ bị tăng cao, đường huyết không ổn định. Ngoài ra, kiệt sức khi nhiệt độ nóng, cơ thể không được giữ mát dẫn đến các triệu chứng: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi…

Cách xử trí khi gặp người bệnh tiểu đường kiệt sức do trời nắng nóng:

  • Khi thấy các triệu chứng ảo giác, thở nhanh và co giật, … cần đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị và chăm sóc.
  • Đưa người bệnh cần đến một nơi mát để nghỉ ngơi, nhâm nhi đồ lạnh
  • Thường xuyên kiểm tra đường huyết, thăm khám bác sĩ khoa Nội tiết để được điều chỉnh về thuốc uống và chế độ ăn uống phù hợp

Mất nước

Khi thời tiết nóng nực, cơ thể sẽ đổ mồ hôi để giảm nhiệt, từ đó dẫn đến mất nước. Với những người bệnh tiểu đường thì việc mất nước còn diễn ra nhanh hơn so với người bình thường. Mất nước làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng tăng đường huyết do tăng thẩm thấu (HHS).

Uống nước hoặc nước ngọt không đường sẽ giúp người bệnh giữ nước. Bởi vậy luôn mang theo đồ uống và đảm bảo uống thường xuyên là cách đơn giản để người bệnh tiểu đường chống mất nước. Ngoài ra, khi ra trời nắng, nên nhớ:

  • Mặc áo dài tay, quần rộng, đội mũ và đeo kính râm có dán nhãn UV 400
  • Thoa kem chống nắng lên những vùng da hở trên cơ thể từ 15 – 30 phút trước khi ra ngoài nắng
  • Không đi chân trần nền đất nóng

Thời tiết lạnh ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân tiểu đường ?

Thời tiết lạnh có thể làm máu chậm lưu thông khắp cơ thể. Cùng với đó chân và tay người bệnh tiểu đường có thể bị đau trong thời tiết lạnh, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Bởi vậy, khi trời lạnh đột ngột, người bị tiểu đường cần:

  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để sớm phát hiện bất thường và kịp thời điều trị.
  • Kiểm tra bàn chân: nhớ cởi giày và tất  ra mỗi ngày để kiểm tra kỹ lưỡng bàn chân xem có kỳ dấu hiệu bất thường về bàn chân.

Hãy xem thêm hướng dẫn của Bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai để biết cách chăm sóc đôi bàn chân của bạn

Khi thời tiết thay đổi người bệnh cần chủ động thăm khám bác sĩ Nội tiết – Đái tháo đường của bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai để được tư vấn về cách kiểm soát đường huyết cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Lastest News

Health News

date: 10-01-2024

Túi Sinh Nhật Bản Tặng Mẹ Tại Bệnh Viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai

Health News

date: 10-05-2023

Cột mốc khám thai định kỳ mẹ bầu cần phải biết?

Health News

date: 20-06-2023

Ba lợi ích khi tham gia lớp tiền sản “Đái tháo đường thai kỳ”

Make an Appointment for company

Make an Appointment for patient