(0274) 730 6411 - Emergency 24/7
(02743) 72 59 59 59 - Customer Service

 

Headquarter

26/14 Kp. Bình Đường 2, Phường An Bình,

Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Follow us

Bạn đã chuẩn bị kinh phí như thế nào khi mang thai?

Health News

date: 05-05-2023

Chuẩn bị có con các mẹ bầu không chỉ lưu ý về đến sức khoẻ dinh dưỡng, cũng nên có một kế hoạch tài chính để có một kỳ mang thai an toàn, sinh con khoẻ mạnh. Dưới đây là liệt kê một số nhóm chi phí cần chuẩn bị khi mang thai:

Khám thai:

Trong suốt 280 ngày mang thai, các thai phụ có ít nhất 7 lần khám thai. Mỗi giai đoạn của thai kỳ (đầu, giữa, cuối) các mẹ có thể đến khám 2-5 lần để bác sĩ tư vấn và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bác sỹ có thể yêu cầu khám thai thường xuyên hơn tuỳ vào tình hình sức khoẻ của mẹ và thai nhi.

  • + Chi phí trung bình mỗi lần khám thai
  • + Chi phí xét nghiệm cần làm sau khi đã xác định có thai (xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho mẹ và bé)

Chi phí sinh:

Chi phí sinh nở có thể dao động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm, loại bệnh viện hoặc phòng khám, phương pháp sinh, tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, và các dịch vụ bổ sung.

Theo thống kê của Bộ Y tế, chi phí sinh mổ ở các bệnh viện công đang dao động từ khoảng 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng, trong khi đó chi phí sinh thường dao động từ 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng. Tuy nhiên, ở các bệnh viện tư nhân, chi phí có thể cao hơn tuỳ theo dịch vụ mà mẹ bầu lựa chọn.

Tìm hiểu thêm về dịch vụ sinh con trọn gói Bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai

3. Chi phí nằm viện sau sinh:

Chi phí nằm viện sau sinh nở bao gồm các chi phí liên quan đến việc chăm sóc sức khỏe của mẹ và bé sau khi sinh. Thông thường, nếu sinh thường, mẹ và bé ở lại bệnh viện từ 2 đến 3 ngày. Nếu sinh mổ, khoảng thời gian lưu tại viện tăng lên đến 5 – 7 ngày. Trong khoảng thời gian này sẽ phát sinh các chi phí:

  • + Chi phí nằm viện: Bao gồm chi phí phòng nằm viện, chi phí sử dụng các thiết bị y tế và dịch vụ y tế trong bệnh viện.
  • + Chi phí xét nghiệm và chẩn đoán kiểm tra sức khỏe của mẹ và bé.
  • + Chi phí thuốc: Bao gồm các chi phí thuốc sử dụng trong viện và thuốc về nhà để điều trị và phục hồi sức khỏe sau khi xuất viện (nếu cần)

Ngoài ra, trong thời gian này, mẹ cần chuẩn bị ngân sách để chi tiêu cho ăn uống và vật dụng sau sinh cho bé như tã, sữa, bỉm sữa, quần áo…

Trong một số trường hợp, nếu mẹ hoặc bé gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, việc phẫu thuật có thể cần thiết và sẽ tạo thêm chi phí.

Nếu mẹ có điều kiện kinh tế, có thể sử dụng thêm các dịch vụ chăm sóc sau sinh như massage, chăm sóc tại nhà...

4. Chi phí khác: Bao gồm các chi phí phát sinh khác như tiền ăn uống, giày dép, quần áo, di chuyển cho mẹ và bé trong thai kỳ và những ngày đầu sau sinh.

Việc lên kế hoạch và chuẩn bị tài chính trước khi đi đẻ là cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí, hạn chế những khoản phát sinh bất ngờ. 

Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu về trợ cấp thai sản từ bảo hiểm xã hội dành cho người lao động tại các doanh nghiệp và những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bạn cũng cần xem lại các loại hình bảo hiểm mình đang tham gia, mua bảo hiểm thai sản nếu cần và đăng ký dịch vụ khám – sinh tại các bệnh viện có chấp nhận bảo hiểm thai sản của bạn.

Chương trình đăng ký sinh trọn gói và áp dụng thanh toán bảo hiểm không phân biệt nơi đăng ký đầu vào tại Bệnh viện Hoàn Hảo Kei Mei Kai có thể là một lựa chọn để mẹ bầu an tâm đi khám và sinh con.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Lastest News

Health News

date: 20-03-2023

5 triệu chứng bệnh gan không thể bỏ qua

Health News

date: 07-02-2024

"Nỗi ám ảnh" của hệ tiêu hóa mang tên bia rượu ngày Tết

Health News

date: 24-01-2024

Lớp tiền sản: Khám thai & Xét nghiệm cần thiết cho thai kỳ khỏe mạnh

Make an Appointment for company

Make an Appointment for patient