(0274) 730 6411 - Emergency 24/7
(02743) 72 59 59 59 - Customer Service

 

Headquarter

26/14 Kp. Bình Đường 2, Phường An Bình,

Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

Follow us

Thai kỳ khỏe mạnh – tránh xa tiểu đường

Kiến thức thai kỳ

date: 25-09-2024

Tiểu đường thai kỳ (Gestational Diabetes Mellitus - GDM) là một tình trạng tăng đường huyết xảy ra trong thời kỳ mang thai, thường phát hiện vào khoảng tuần thứ 24-28 của thai kỳ ( tối đa 32 tuần ).

Vậy tiểu đường thai kỳ là gì và tại sao mẹ bầu cần quan tâm đến nó?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Mặc dù nó thường biến mất sau khi sinh, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều nguy cơ đối với cả mẹ và thai nhi.

Tác hại của tiểu đường thai kỳ:

Đối với mẹ:

- Tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 sau sinh: Khoảng 50% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có thể phát triển thành tiểu đường loại 2 trong vòng 5-10 năm sau sinh.

- Nguy cơ cao mắc các vấn đề về huyết áp: Tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh về huyết áp như tiền sản giật.

- Nguy cơ sinh mổ: Thai nhi phát triển lớn do mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, làm tăng khả năng mẹ phải sinh mổ.

+Đối với thai nhi:

- Thai nhi có thể phát triển quá lớn: Điều này dẫn đến khó khăn trong quá trình sinh thường, dễ gây chấn thương cho cả mẹ và bé.

- Nguy cơ sinh non: Nếu không kiểm soát tốt, mẹ bầu có thể gặp phải nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

- Vấn đề hạ đường huyết sau sinh: Bé có thể bị hạ đường huyết sau khi sinh do sản xuất quá nhiều insulin trong thời kỳ còn trong bụng mẹ.

- Nguy cơ béo phì và tiểu đường trong tương lai: Trẻ sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ cao mắc béo phì và tiểu đường loại 2 khi lớn lên.

Làm thế nào để phòng ngừa và kiểm soát tiểu đường thai kỳ?

Cách tốt nhất là mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe và duy trì một lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm:

+Thực hiện kiểm tra đường huyết định kỳ: Đặc biệt là từ tuần thứ 24-28 của thai kỳ, để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời.

+Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau xanh, trái cây ít đường, thực phẩm giàu chất xơ và hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, carbohydrate.

+Tập luyện thể dục nhẹ nhàng: Các bài tập như đi bộ, yoga cho bà bầu không chỉ giúp mẹ kiểm soát đường huyết mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.

Tham gia các lớp học tiền sản tại Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Hảo Kei Mei Kai vào thứ hai hàng tuần là một cách tuyệt vời để các mẹ bầu trang bị đầy đủ kiến thức về thai kỳ. Những buổi học này cung cấp thông tin bổ ích về cách chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa các vấn đề như tiểu đường thai kỳ, và chuẩn bị tâm lý cho việc sinh nở và nuôi dưỡng trẻ. Đây cũng là dịp để các mẹ bầu có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia và những mẹ bầu khác.

Dù đây là một tình trạng không mong muốn, tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể được quản lý tốt nếu mẹ nắm vững kiến thức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Các mẹ bầu hãy luôn theo dõi sức khỏe của mình và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế tại Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Hảo Kei Mei Kai, nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện để giúp mẹ có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Lastest News

Kiến thức thai kỳ

date: 14-06-2024

Lợi ích của việc tắm cho bé đúng cách và nguyên tắc cần tuân thủ khi tắm bé

Kiến thức thai kỳ

date: 29-05-2024

[27/5/24] Lớp tiền sản miễn phí - Hướng dẫn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Health News|Kiến thức thai kỳ

date: 06-05-2024

MỞ ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ LỚP TIỀN SẢN ĐỊNH KỲ THỨ 2 HÀNG TUẦN

Make an Appointment for company

Make an Appointment for patient